Kinh Nghiệm Chăm Sóc Gà Chọi Non Cực Hiệu Quả

Sư kê muốn sở hữu gà chiến mạnh cần nắm được chi tiết cách nuôi chăm sóc chọi non. Ở mỗi giai đoạn phát triển, chúng ta sẽ có kế hoạch chăm sóc phù hợp. Nhờ vậy gà chiến sẽ phát triển khoẻ mạnh và đảm bảo thể lực thi đấu. Từ giai đoạn ấu thơ tới trưởng thành của gà chọi, sư kê cần lưu ý vấn đề gì?

Một Số Đặc Điểm Của Gà Chọi

Gà chọi tại trực tiếp đá gà hôm nay là lựa chọn hàng đầu của sư kê khi tìm kiếm chiến binh tham gia đấu gà. Bởi vì chúng sở hữu tinh thần hiếu chiến, thể lực cực kỳ tốt và thân hình thon gọn với những chuyển động linh hoạt.

Nếu được chăm sóc và rèn luyện cẩn thận, chúng sẽ trở thành chiến kê đáng gờm, đánh bại mọi đối thủ trên sàn đấu. Có thể nói, nắm được cách nuôi gà chọi non từ giai đoạn ấu thơ đến trưởng thành là điều vô cùng cần thiết.

ga-choi-non-ga-choi-co-dac-diem-gi-noi-bat
Gà chọi có đặc điểm gì nổi bật

Ngay từ nhỏ, những chú gà chọi non đã có tinh thần háo thắng, sẵn sàng chiến đấu với bạn cùng đàn. Tuy nhiên, khi bị chấn thương nặng, chúng có xu hướng bỏ chạy. Đây cũng là tâm lý dễ hiểu, bởi vì lúc này gà chọi  non vẫn chưa được rèn luyện và sở hữu tinh thần thép.

Kể từ khi gà chọi non đến lúc trưởng thành, cụ thể là trong giai đoạn tập gáy, sư kê nên nhốt riêng vào từng chuồng. Nếu để cả một đàn cùng sinh hoạt với nhau, các trận đấu nảy lửa rất dễ xảy ra.

Kinh Nghiệm Lựa Chọn Gà Chọi Non

Muốn đào tạo được chiến kê tiềm năng, ban đầu chúng ta cần lựa chọn thật kỹ gà giống. Hai yếu tố được quan tâm hàng đầu là: nguồn gốc của gà chọi non, đặc điểm ngoại hình.

Tuyển chọn gà chọi non từ trang trại uy tín

Đầu tiên, các bạn nên ưu tiên tuyển chọn tại các trang trại giống uy tín. Tại những đơn vị nuôi gia súc chuyên nghiệp, quy trình ấp trứng gà được diễn ra bài bản.

Đồng thời, gà non được đánh số từ khi mới sinh ra, nhờ vậy việc theo dõi sức khoẻ, quá trình phát triển trở nên dễ dàng hơn. Đây cũng là cơ sở giúp chúng ta kiểm tra lý lịch và chọn giống thuần chủng nếu có nhu cầu.

Đặc điểm của chú gà chọi non tiềm năng

Trước khi tìm hiểu cách nuôi gà chọi non: từ giai đoạn ấu thơ đến trưởng thành, chúng ta nên chú ý lựa chọn chú gà có ngoại hình tốt. Sư kê thường ưu tiên chọn những con khoẻ, thân hình cân đối, không có dấu hiệu dị tật.

ga-choi-non-chung-ta-uu-tien-lua-chon-nhung-chu-ga-co-doi-mat-tinh-nhanh
Chúng ta ưu tiên lựa chọn những chú gà có đôi mắt tinh nhanh

Đặc biệt, những con gà chọi non sở hữu bộ lông tơi, bụng gọn gàng và mắt tinh nhanh luôn là lựa chọn hàng đầu. Ngoài ra, sư kê cũng rất hứng thú nếu gà non có đôi chân cứng cáp, dáng đi khỏe khoắn…

Nếu sở hữu các đặc điểm như: độc nhãn, độc đao hoặc gà chọi có mắt mèo, mắt ếch hay tam nhĩ, bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi chọn mang về nuôi nhé. Bởi vì gà chọi có dị tật, dị dạng thường khó trở thành chiến kê dũng mãnh.

Cách Nuôi Gà Chọi Non: Từ Khi Nhỏ Tới Lúc Trưởng Thành

Quá trình phát triển của gà chọi khá dài, sư kê phải đầu tư nhiều thời gian, công sức chăm sóc để nuôi dạy thành công chiến kê tiềm năng. Chúng ta nên phân ra từng giai đoạn phát triển để xây dựng kế hoạch chăm sóc gà chiến phù hợp, hiệu quả nhất.

Chăm sóc gà chọi mới nở

Giai đoạn dưới 2 tháng tuổi, gà chọi non cần được sống cùng với mẹ để được bảo vệ, hạn chế nguy cơ bị chuột tấn công. Đặc biệt vào mùa đông, thân nhiệt của những chú gà non giảm khá nhanh. Chúng cần được mẹ ủ ấm, tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ và tính mạng.

Sư kê nên ưu tiên để gà mẹ ủ ấm cho con thay vì sử dụng đèn sưởi, bởi vì cách này thường không đem lại hiệu quả cao. Tốt nhất, chuồng gà nên có cửa sổ, chúng ta có thể mở ra để lấy ánh sáng vào những ngày trời mát. Ngược lại, khi thời tiết trở lạnh, gà non cần được tránh rét, vì vậy cửa sổ nên được đóng lại.

Chăm sóc gà chọi từ 2 – 6 tháng tuổi

Giai đoạn từ 2 – 6 tháng tuổi, chú gà chọi phát triển khá nhanh. Lúc này chúng đã bắt đầu cứng cáp và có thể sống xa mẹ. Sư kê nên thả rông gà chọi để chúng thích nghi với môi trường bên ngoài, cải thiện sức khỏe.

ga-choi-non-ga-choi-truong-thanh-can-duoc-cham-soc-the-nao
Gà chọi trưởng thành cần được chăm sóc như thế nào

Thức ăn chính của chiến kê là cám viên, thỉnh thoảng chúng ta có thể bổ sung thêm rau củ và cơm nguội… Lúc này, gà chiến có thể tập mổ để rèn luyện sự dẻo dai, đây kỹ năng khá quan trọng đối với chiến kê.

Từ khi gà chọi bắt đầu tập gáy, sư kê bắt đầu nhốt riêng con đực với con cái để tránh những trận đấu nảy lửa diễn ra. Muốn chiến kê phát triển hoàn thiện, các bạn nên bổ sung các loại thực phẩm như: lúa mầm, rau củ hoặc các loại thịt cá nhé!

Song song với chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, các bạn đừng quên dành thời gian để rèn luyện cho gà chọi. Đây là thời điểm vàng để chúng tích luỹ kỹ năng và trở thành chiến kê đáng gờm trong tương lai.

Lời Kết

Hy vọng rằng kinh nghiệm nuôi gà chọi non: từ giai đoạn ấu thở đến trưởng thành kể trên sẽ giúp ích cho sư kê. Chắc chắn nếu áp dụng đúng kiến thức nuôi gà chọi, bạn sẽ rèn luyện thành công chiến kê đáng gờm.

=>> Đọc Thêm: Chăm Sóc Gà Chọi Vào Mùa Hè: Giải Nhiệt Và Dinh Dưỡng

=>> Đọc Thêm: Thực Phẩm Tự Nhiên Tốt Cho Gà Chọi: Lợi Ích và Cách Dùng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *